Thoái hóa khớp gối: Cần làm gì để tránh đau nhức?

Hầu hết người cao tuổi đều bị thoái hóa khớp gối và hàng ngày phải đối mặt với những cơn đau đớn, khó chịu. Vậy nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối là gì, điều trị thoái hóa khớp gối thế nào, thoái hóa khớp gối nên làm gì. Hãy cùng Orihiro tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng xảy ra ở những người sau độ tuổi 45. So với các loại thoái hóa khớp ở những vị trí khác thì thoái hóa khớp gối ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh đi lại khó khăn, sinh hoạt bất tiện thậm chí có thể dẫn đến tàn phế phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra ở phụ nữ là chủ yếu, nguy cơ bị thoái hóa khớp gối ở nữ cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị mòn đi hoặc rách nứt hoặc biến mất. Từ đó dẫn đến các đầu xương chà xát lên nhau gây nên đau đớn, sưng, cứng khớp và làm giảm khả năng di chuyển. 

thoai-hoa-khop-goi
Khớp gối bình thường và Khớp gối bị thoái hóa

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về khớp gối.

  • Tuổi tác: Sau tuổi 45 là lúc bạn cần quan tâm đến vấn đề xương khớp. Người lớn tuổi, quá trình tổng hợp của sụn bị suy giảm, khả năng sinh sản và tự tái tạo sụn kém đi.
  • Thừa cân béo phì: Những người có cân nặng quá lớn sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh bị hao mòn và suy yếu hơn người bình thường. 
  • Người thường xuyên lao động nặng, khuân vác, di chuyển nhiều và - liên tục, đứng lâu.
  • Người bị chấn thương, gặp tai nạn trong công việc hoặc chơi thể thao
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp
  • Di truyền: Một số người bị thoái hóa khớp là do gia đình có người bị bệnh này
  • Lười vận động, ít thể dục: Người ít vận động khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương kém linh hoạt. Người thường xuyên tập luyện có thể tăng sức mạnh cơ và giảm đến 30% nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối.

Một số nguyên nhân khác

  • Việc lạm dụng thuốc corticoid trong điều trị bệnh khác có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.
  • Hệ miễn dịch kém cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp
  • Chế độ ăn uống thiếu chất, uống rượu bia quá nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp
  • Người bị bệnh khách như gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,... có nguy cơ bị thoái hóa khớp

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Một số triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác lục khục khi cử động khớp
  • Tràn dịch khớp gối
  • Cứng khớp gối vào buổi sáng
  • Đau khớp gối âm ỉ, đặc biệt đau hơn khi trời lạnh
  • Đầu gối bị biến dạng, khớp gối có thể bị sưng
thoai-hoa-khop-goi
Cứng khớp gối vào buổi sáng là triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối

Biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Các chuyên gia cho biết, triệu chứng thoái hóa khớp gối tùy thuộc vào giai đoạn của người bệnh. Chụp X-quang sẽ xác định được từng giai đoạn bệnh. Thoái hóa khớp gối được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sụn khớp gối mới bị ảnh hưởng rất nhẹ, người bệnh không cảm thấy đau hoặc khó chịu nhiều.
  • Giai đoạn 2: Các sụn khớp bắt đầu có sự hao mòn. Các triệu chứng thoái hóa khớp trong giai đoạn này là đau đầu gối và cứng khớp, nhất là sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu.
  • Giai đoạn 3: Các sụn của khớp gối bắt đầu bị phá hủy, khoảng cách giữa các xương đã bị thu hẹp. Người bệnh chỉ cần chạy bộ, đi lại, quỳ gối là thấy đau, khó chịu. 
  • Giai đoạn 4: Dịch tiết ra ở khớp rất ít. Các xương đã bị va chạm và cọ xát vào nhau gây đau đớn nghiêm trọng khi người bệnh di chuyển.

Bên cạnh đó, để xác định mức độ bệnh bác sĩ có thể còn chỉ định một số biện pháp khác như siêu âm khớp gối, chụp cộng hưởng từ, nội soi khớp gối,...

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng xấu với sức khỏe, ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống người bệnh.

thoai-hoa-khop-goi
Người bị thoái hóa khớp gối có thể bị tàn phế
  • Khả năng vận động hạn chế
  • Có thể bị tàn phế và phụ thuộc vào sự chăm sóc từ người khác: Phải dùng nạng hoặc ngồi xe lăn
  • Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong
  • Teo cơ
  • Đau khớp làm giảm năng suất làm việc
  • Đau khớp khiến người bệnh bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Người bệnh dễ bị tăng cân, ít tập thể dục dẫn đến tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gout

Điều trị thoái hóa khớp gối thế nào?

Hiện nay các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối đều nhằm mục tiêu giúp giảm đau và sưng khớp; phục hồi chức năng vận động của khớp, ngăn ngừa và hạn chế biến dạng khớp. Từ đó, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giúp họ duy trì các hoạt động hằng ngày.

Dùng thuốc Tây: Một số loại thuốc Tây như Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid được dùng cho người bị đau khớp. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc này, tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và đau vùng thượng vị, và không tốt cho dạ dày.

Ngoài ra, còn một số biện pháp điều trị khác như vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, chườm lạnh, ngâm mình trong suối khoáng ấm,...), hoặc cấy ghép tế bào gốc…

thoai-hoa-khop-goi
Vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp gối

Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi để chữa lành những thương tích hoặc làm sạch các mảnh vụn từ khớp hoặc phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo, áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên.

Người cao tuổi chữa thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Do vậy, người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối nên chú ý các việc sau:

  • Nghỉ ngơi thư giãn điều độ: Đảm bảo việc ngủ đủ giấc; tránh các các hoạt động với những tư thế ảnh hưởng xấu đến khớp gối. đã bị thoái hóa. Điều này sẽ khiến cho các khớp xương và cơ bắp của bạn khó có thể được chữa lành trong khi kích tố tăng trưởng, trọng lượng cơ thể và viêm tất cả đều có xu hướng tăng lên.
  • Tránh căng thẳng và giữ mức hormone cơ thể ở mức cân bằng để sửa chữa các mô bị tổn thương. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Hãy giảm cân để giảm các triệu chứng thoái hóa khớp. 
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập vừa sức
thoai-hoa-khop-goi
Tập thể dục phòng ngừa thoái hóa khớp gối
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi,...

Bổ sung Glucosamine cho xương khớp

Glucosamine là một hoạt chất có tác dụng hỗ trợ hạn chế quá trình thoái hóa khớp gối hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện bổ sung sụn khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng khô khớp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Hiện nay, sản phẩm Glucosamine Orihiro của Nhật được nhiều người tin dùng, trong đó có nghệ sĩ Vân Dung. 

Nghệ sĩ Vân Dung cho biết, chị thường xuyên gặp tình trạng đau mỏi vai gáy, đau khớp gối nên chị uống Glucosamine Orihiro để phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.

glucosamine
Nghệ sĩ Vân Dung tin dùng Glucosamine Orihiro

Glucosamine Orihiro phù hợp với người từ độ tuổi ngoài 40, đặc biệt tốt cho những người ngoài 50 tuổi bị đau nhức xương khớp.

Để mua sản phẩm Glucosamine Orihiro chính hãng, bạn hãy đến các hệ thống AEON Mall toàn quốc (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng), siêu thị hàng Nhật Matsumoto Kiyoshi, Hachi Hachi, Fabico, shop Nhật 247,... và nhiều hệ thống siêu thị nhà thuốc lớn trên khắp 63 tỉnh thành. Thông tin chi tiết liên hệ: Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Nozomi Japan.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối là gì, điều trị thoái hóa khớp gối thế nào, thoái hóa khớp gối nên làm gì. Hãy bổ sung Glucosamine Orihiro ngay hôm nay để phòng ngừa và cải thiện thoái hóa khớp gối bạn nhé!

? Fanpage: https://www.facebook.com/OrihiroNozomi/

? Website: https://orihiro.com.vn/

? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCBxUCsSsD-DQ1GYz8OO0W3g

☎️ HOTLINE: 1800 6510 - 0393.12.51.51

? Địa chỉ: Tầng 5, Tòa M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Để lại bình luận

Nội dung bài viết
    Stick icon