Đau nhức xương khớp là dấu hiệu bệnh gì? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng phổ biến. Sau tuổi 40, nhiều người thường xuyên bị đau mỏi vai gáy, đau khớp gối, đau cột sống,... Đặc biệt từ 50 tuổi trở đi, tình trạng đau nhức xương khớp rất dễ xảy ra ở cả đàn ông và phụ nữ. Nguyên nhân có thể do một số yếu tố sau đây:

  • Lão hóa cơ thể: Theo thời gian và tuổi tác ngày một nhiều lên, cơ thể chúng ta bị lão hóa đi, các cơ quan suy giảm chức năng. Xương khớp cũng không tránh khỏi quy luật này. Biểu hiện cụ thể là các lớp sụn bao bọc quanh khớp bị mỏng đi. Do vậy mà các đầu xương có hiện tượng ma sát mạnh hơn khi vận động dẫn đến tổn thương, sưng đau khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Ở những người bị thừa cân, béo phì, các khớp chịu nhiều áp lực của cân nặng cơ thể hơn nên có tốc độ lão hóa nhanh và dễ bị viêm khớp gây ra các cơn đau nhức.
  • Thay đổi thời tiết: Sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột nhất là khi trời lạnh làm ảnh hưởng đến độ nhớt của dịch khớp và khả năng tuần hoàn máu đến các khớp. Khi dịch khớp cô đặc lại khiến cho ổ khớp không được bôi trơn gây ra các tổn thương, viêm nhiễm và đau nhức.
dau-nhuc-xuong-khop
Đau nhức xương khớp do bị chấn thương
  • Do chấn thương: Nếu đã từng bị chấn thương kéo dài ở khớp, dây chằng, gân, cơ hay phần mềm quanh khớp do chơi thể thao hoặc lao động nặng thì bạn rất dễ bị viêm khớp. 
  • Sai tư thế: Những người thường xuyên khuân vác vận nặng quá mức, hoặc đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ khiến cơ xương khớp bị co cứng, phù nề, lâu ngày tiến triển thành viêm khớp và gây ra các cơn đau nhức xương khớp.
  • Di truyền: Gia đình có tiền sử bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh viêm khớp và không tránh khỏi các cơn đau nhức.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu bệnh gì?

Khi bị đau nhức xương khớp bạn không nên chủ quan bởi rất có thể bạn đã mắc 5 bệnh phổ biến sau đây:

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh đau nhức xương khớp dễ gặp nhất, đặc biệt là ở người già. Thoái hóa khớp có biểu hiện là sưng, viêm, giảm dịch khớp. Từ đó gây tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí như khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân,...

dau-nhuc-xuong-khop
Thoái hóa khớp gối xảy ra rất phổ biến

Trong đó, thoái hóa khớp gối xảy ra phổ biến vì đây là khu vực đảm nhận chức năng vận động lớn nhất của cơ thể. Khi bạn bị thoái hóa khớp gối, các lớp sụn khớp bị bào mòn, trục xương cong vào trong. Những cơn đau liên tiếp kéo đến khi lớp sụn khớp không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra khi vận động khớp gối.

Người bị thoái hóa khớp gối sẽ bị các cơn đau nhức xương khớp khi người vận động, làm việc. Nếu nghỉ ngơi cơn đau khớp sẽ giảm. Các cơn đau nhức sẽ tăng lên khi thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau. 

Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp gối còn có biểu hiện cứng khớp vào sáng sau khi thức dậy. Sau vài phút vận động, khớp gối sẽ trở lại bình thường. 

Bạn hãy điều trị ngay nếu bị thoái hóa khớp bởi bệnh không chỉ làm hạn chế vận động, mà lâu ngày còn gây biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) thường xảy ra ở vị trí 2 bàn tay, khớp gối với hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Người bị viêm khớp dạng thấp có biểu hiện cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài hàng giờ. Bên cạnh đó, còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.

Những cơn đau nhức xương khớp do bệnh này gây ra có thể làm mất khả năng lao động của bạn và gia tăng nguy cơ tàn phế.

dau-nhuc-xuong-khop
Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức xương khớp

Bệnh gút

Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp và bệnh gút xảy ra phổ biến ở người trẻ. Do lối sinh hoạt thiếu khoa học gây làm cho cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

Bệnh gút gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay.

Loãng xương

Đau nhức xương khớp cũng có thể xảy ra khi bạn bị loãng xương. Các cơn đau chủ yếu ở trong xương, cột sống thắt lưng, đùi. Loãng xương lâu ngày làm xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn làm giảm dần chiều cao của cơ thể.

Lao xương khớp

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, thường xảy ra ở khớp háng, cột sống và khớp gối. 

Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn.

Đau nhức xương khớp kéo dài có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài mà không điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm và trở thành một căn bệnh mãn tính. 

dau-nhuc-xuong-khop
Đau nhức xương khớp kéo dài rất nguy hiểm 

Lúc này, người bệnh không những mất khả năng lao động mà còn có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Teo cơ
  • Dính khớp, biến dạng khớp
  • Bại liệt, tàn phế suốt đời
  • Tổn thương về tim mạch trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp.

Do tính chất nguy hiểm của bệnh, các chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan. Nếu có bất kỳ dấu hiệu đau nhức xương khớp nào, bạn cũng nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp khám và điều trị ngay để tránh gặp phải những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Cách khắc phục chứng đau nhức xương khớp thế nào?

Để chữa đau nhức xương khớp, một số biện pháp phổ biến hiện nay bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, hay phẫu thuật. Những biện pháp này nhằm giúp kiểm soát cơn đau, sửa chữa những tổn thương tại khớp, cải thiện chức năng vận động cũng như chất lượng sống cho bệnh nhân.

Dùng thuốc: Một số loại thuốc trị đau nhức xương khớp được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc giảm đau; Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): ibuprofen, naproxen… vừa giảm đau vừa có công dụng kháng viêm.

Phẫu thuật: Đối với những người bị đau nhức xương khớp nghiêm trọng do viêm khớp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân như: Phẫu thuật làm cứng khớp; Phẫu thuật thay khớp; Phẫu thuật tạo hình xương,...

Bổ sung Glucosamine cho xương khớp

Glucosamine là một hoạt chất có tác dụng hỗ trợ hạn chế quá trình thoái hóa khớp hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện bổ sung sụn khớp,  giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng khô khớp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.

Hiện nay, sản phẩm Glucosamine Orihiro của Nhật được nhiều người tin dùng, trong đó có nghệ sĩ Vân Dung.

Nghệ sĩ Vân Dung cho biết, chị thường xuyên gặp tình trạng đau mỏi vai gáy, đau khớp gối nên chị uống Glucosamine Orihiro để phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.

Glucosamine Orihiro phù hợp với người từ độ tuổi ngoài 40, đặc biệt tốt cho những người ngoài 50 tuổi bị đau nhức xương khớp.

Để mua sản phẩm Glucosamine Orihiro chính hãng, bạn hãy đến các hệ thống AEON Mall toàn quốc (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng), siêu thị hàng Nhật Matsumoto Kiyoshi, Hachi Hachi, Fabico, shop Nhật 247,... và nhiều hệ thống siêu thị nhà thuốc lớn trên khắp 63 tỉnh thành. Thông tin chi tiết liên hệ: Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Nozomi Japan.

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

? Fanpage: https://www.facebook.com/OrihiroNozomi/

? Website: https://orihiro.com.vn/

? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCBxUCsSsD-DQ1GYz8OO0W3g

☎️ HOTLINE: 1800 6510 - 0393.12.51.51

? Địa chỉ: Tầng 5, Tòa M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Để lại bình luận

Stick icon