Bệnh xương khớp không chỉ xuất hiện ở người già mà những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh ở người trẻ. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu rõ để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Bạn có biết rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thập niên 2011-2020 là "Thập niên xương và khớp". Theo đó, WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Nghề nghiệp, tính gia đình, cơ địa, giới tính, tuổi tác… đều là những yếu tố có thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tàn phế bởi khả năng mắc bệnh xương khớp cao.
Con số cụ thể được nghiên cứu khảo sát cho thấy: khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45 thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh còn cao hơn cả nam giới (gấp khoảng 1,5-2 lần).
Lý giải tình trạng trẻ hóa độ tuổi bị bệnh xương khớp, các chuyên gia cho rằng: "Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân gây trẻ hóa nhóm người mắc bệnh thoái hóa xương khớp". Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh xương khớp trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh xương khớp là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với biểu hiện thấy là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh gặp phải nhiều hạn chế trong quá trình vận động, lao động hàng ngày.
Trên cơ thể người có 3 loại khớp là: khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở đốt sống), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong số 3 loại khớp này, khớp động và khớp bán động là những khớp dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động vào. Khi suy yếu, chúng gây nên bệnh xương khớp ở con người.
Tình trạng đau nhức xương khớp nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày rất nhiều. Trong đó các bệnh về xương khớp thường gặp phổ biến nhất cụ thể như sau:
Trong cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển như hiện nay thì có rất nhiều nguyên nhân đau nhức xương khớp. Vậy nên bạn cần nắm được chính xác nguyên nhân gây nên để can thiệp và điều trị bệnh kịp thời mang lại hiệu quả cao. Cụ thể có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay:
- Tuổi tác: Theo thời gian, các cơ quan con người phải đối mặt với sự lão hóa, đặc biệt các khớp với cấu trúc quan trọng là sụn, chất nhờn ở đầu khớp xương và xương dưới sụn gây bệnh thoái hóa khớp. Khi khớp bị lão hóa, sụn thường bị suy giảm, khiến mức độ vận động của khớp không còn được trơn tru như trước, lúc này hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nên những cơn đau nhức xương khớp.
- Béo phì, thừa cân: Cân nặng của bạn vượt quá mức giới hạn cho phép sẽ làm gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống. Áp lực này khiến cho phần sụn khớp bị bào mòn, gây nên quá trình lão hóa sớm ở người béo phì làm sụn và xương dưới sụn bị thoái hóa, suy giảm chức năng và gây đau đớn.
- Lao động nặng thường xuyên: Những người lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh xương khớp cao hơn. Việc thường xuyên lao động nặng sẽ làm tăng áp lực lên các khớp khiến phần xương dưới sụn nhanh chóng bị tổn thương, biến dạng gây đau đớn cho người bệnh.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp, nhất là mùa lạnh, các khớp xương dễ bị khô và đau nhức hơn các mùa khác.
Ngoài ra, chơi thể thao không đúng cách, gặp phải nhiều chấn động cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gây ra đau khớp. Bị tai nạn, vấp ngã, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp.
Như vậy, những nguyên nhân trên tưởng chừng như rất đơn giản lại bị chúng ta bỏ qua, nếu không phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời rất dễ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.
Tùy vào từng căn bệnh xương khớp, vị trí mà mỗi người bệnh sẽ có triệu chứng bệnh xương khớp khác nhau. Trong đó, biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh khớp xương là đau nhức, cụ thể:
Biến chứng bệnh xương khớp vô cùng nguy hiểm mà bạn cần phải biết để có những cách điều trị hiệu quả ngay từ đầu:
- Bạn sẽ giảm dần hoặc thậm chí mất chức năng vận động thông thường: Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không có cách điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị những biến chứng nguy hiểm sau này, trong đó bao gồm cả việc giảm hoặc có thể mất đi chức năng vận động thông thường như cầm nắm hay khả năng lao động...
- Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế: Biến chứng thường gặp của bệnh xương khớp là bị cứng khớp, khi đó bàn tay của người bệnh sẽ khó có thể nắm lại được hoặc khó xoay tay, xoay vai. Đặc biệt, biến chứng nghiêm trọng hơn là teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt nếu ở giai đoạn cuối của bệnh.
- Các bệnh về tim mạch: Ngoài dạng viêm khớp gây biến chứng tại khớp còn có dạng viêm khớp gây biến chứng tại các cơ quan khác như thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp gây tổn thương tai tim, đặc biệt là van tim và đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong khi lớn tuổi.
Bệnh đau nhức xương khớp khi ở thể nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh càng để lâu sẽ càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể gây teo cơ biến dạng khớp, ảnh hưởng đến thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đặc biệt là có thể gây tàn phế, mất khả năng vận động. Vì vậy, điều chúng ta cần làm là phải phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị hiệu quả ngay từ đầu, cụ thể bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
- Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y
Tây y có một số loại thuốc giúp điều trị bệnh xương khớp như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic, thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần tham khảo cũng như có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Phẫu thuật điều trị xương khớp
So với việc điều trị bằng thuốc tây y thì phương pháp phẫu thuật mang tính hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng không thể tiếp tục điều trị nội khoa thì bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật nên bạn cũng cần lưu ý về phương pháp điều trị này.
- Sử dụng viên uống bổ xương khớp Glucosamine Orihiro
Glucosamine là hợp chất tự nhiên. Theo phân loại hóa học, nó được xếp vào nhóm đường amin, được tổng hợp từ glucose. Hay nói cách khác nó như hợp chất tự nhiên giống cellulose, được cơ thể sử dụng để tạo sụn khớp. Glucosamine có sẵn trong cơ thể con người hoặc được bổ sung từ thức ăn bên ngoài. Tác dụng của Glucosamine là hỗ trợ sức khỏe xương khớp, ở dạng dược phẩm còn có tác dụng điều trị các bệnh về khớp.
Glucosamine Orihiro có một số công dụng nổi bật sau đây mà bạn có thể tham khảo: Bổ sung glucosamine cho sụn khớp, tăng cường và tái tạo sụn, làm giảm quá trình phá hủy sau 40 tuổi; Bổ sung và tăng cường lượng canxi để nuôi dưỡng sụn khớp, cải thiện khả năng hấp thụ canxi của sụn khớp; Giảm đau, giảm sự tấn công của các cơn đau khớp; Tăng cường dịch nhầy ở sụn khớp, tăng sự linh hoạt cho các khớp xương, cải thiện vận động xương khớp hiệu quả.
Hiện, Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Nozomi Japan là đơn vị chính thức nhập khẩu và phân phối chính hãng các sản phẩm của Orihiro, vậy nên nếu bạn muốn tìm hiểu và mua sản phẩm với chất lượng tốt nhất, uy tín nhất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE: 1800 6510 - 0393.12.51.51, Địa chỉ: Tầng 5, Tòa M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Để hỗ trợ cho việc điều trị, đặc biệt người bệnh cần phải có lối sống lành mạnh: nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục phù hợp, ăn uống đúng cách để kiểm soát tốt cân nặng. Đặc biệt nên bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin D, collagen để giúp khung xương vững chắc và các khớp dẻo dai linh hoạt hơn.
Như vậy, bài viết bên trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin quan trọng nhất về triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức trang bị để bạn có một sức khỏe thật tốt, một hệ xương dẻo dai để sống khỏe mỗi ngày hơn nhé!
? Fanpage: https://www.facebook.com/OrihiroNozomi/
? Website: https://orihiro.com.vn/
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCBxUCsSsD-DQ1GYz8OO0W3g
☎️ HOTLINE: 1800 6510 - 0393.12.51.51
? Địa chỉ: Tầng 5, Tòa M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Viên Nang Tảo Fucoidan Nozomi 150 viên
09/07/2024
Thực Phẩm Tăng Chiều Cao Height Extension
09/07/2024